Đoàn kết để vượt qua sóng gió

Theo kế hoạch, ngày mai (15-10), lãnh đạo các thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) sẽ gặp nhau tại Hội nghị cấp cao của khối để bàn thảo hàng loạt vấn đề “nóng” liên quan đến lợi ích, vai trò và tương lai của “đại gia đình EU”. Bế tắc trong đàm phán Brexit, vấn đề di cư, làn sóng Covid-19 thứ hai và nguy cơ suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn cùng các vấn đề an ninh, đối ngoại khác chắc chắn sẽ được đặt lên bàn nghị sự của các nhà lãnh đạo EU.

Khoảng hai tuần trước, Hội nghị cấp cao đặc biệt của EU tại Bỉ đã kết thúc sau hai ngày làm việc, nhưng còn nhiều vấn đề của khối, nhất là chính sách đối ngoại đã không được thảo luận và thống nhất. Ðiều này khiến dư luận đặt ra dấu hỏi về sự đoàn kết nội khối và khả năng định hình chiến lược của EU trong bối cảnh biến động hiện nay. Bởi vậy, tại Hội nghị cấp cao EU lần này, nhiều vấn đề "nóng" mang tính chiến lược của khối sẽ được đưa ra thảo luận.

Trước hết, các nhà lãnh đạo EU sẽ phải tìm tiếng nói chung và giải pháp quyết liệt hơn để tháo gỡ bế tắc kéo dài trong đàm phán thương mại với Anh hậu Brexit. Mặc dù các nhà đàm phán của cả Anh và EU đều khẳng định đang tiến gần tới một thỏa thuận thương mại cho giai đoạn hậu Brexit và họ không có kế hoạch cho "kịch bản Brexit cứng", song hai bên vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung trong những vấn đề quan trọng như đánh bắt cá. Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU M.Bác-ni-ê mong muốn Anh có thêm những nhượng bộ trước khi hai bên bước vào giai đoạn đàm phán cuối cùng mang tính quyết định về thỏa thuận thương mại, trong bối cảnh thời hạn chót 15-10 mà Thủ tướng B.Giôn-xơn đặt ra cho các cuộc đàm phán, đang tới gần. Giới quan sát nhận định, việc không đạt được một thỏa thuận thương mại, có hiệu lực vào ngày 1-1-2021 khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc, sẽ khiến mối quan hệ EU và Anh phải tuân theo các tiêu chuẩn tối thiểu do Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đặt ra. Ðiều này sẽ gây ra một cú sốc nghiêm trọng đối với các nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau này.

với các nước tuyến đầu đón người di cư như Hy Lạp, I-ta-li-a hoặc Man-ta, mỗi khi các nước này chịu áp lực từ làn sóng người tị nạn đổ vào "lục địa già". Tại cuộc thảo luận mới nhất được tổ chức theo hình thức trực tuyến do Ðức, nước Chủ tịch luân phiên EU chủ trì, các Bộ trưởng Nội vụ EU đã trao đổi quan điểm về kế hoạch do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất vào tháng trước, theo đó buộc mỗi nước thành viên phải có trách nhiệm tiếp nhận một số lượng nhất định người tị nạn. Theo đề xuất của EC, EU sẽ trả cho các quốc gia thành viên 10.000 ơ-rô (tương đương 11.750 USD) cho mỗi người di cư được tiếp nhận. Tuy nhiên, cả Ba Lan và Hung-ga-ri đều phản đối đề xuất này.

Một vấn đề lớn khác đang đặt ra cho "mái nhà chung châu Âu" là một cuộc đại khủng hoảng kinh tế đang "gõ cửa" lục địa già trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ hai đang bùng phát trở lại ở hầu hết các quốc gia thành viên EU. Các nền kinh tế thuộc Khu vực đồng ơ-rô (Eurozone) đã phục hồi tăng trưởng, đạt mức 8,2% trong quý III-2020, sau khi giảm 11,8% trong quý II-2020. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại trong những tuần gần đây, kinh tế EU lại đối mặt nguy cơ lún sâu vào khủng hoảng. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng, lạm phát chìm sâu vào vùng âm là những tín hiệu tiêu cực cho thấy "mây đen trở lại". Theo số liệu chính thức của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), tỷ lệ thất nghiệp tại 19 quốc gia Eurozone đã tăng lên 8,1% trong tháng 8-2020 và dự báo tỷ lệ này sẽ tăng mạnh hơn nữa trong những tháng tới, khi nhiều nước phải tái áp đặt các lệnh hạn chế đi lại. Cũng theo Eurostat, lạm phát của Eurozone đã giảm xuống -0,3% trong tháng 9-2020, cách xa mức mục tiêu là khoảng 2%. Trong khi đó, đà phục hồi kinh tế ở Eurozone mất động lực khi Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Eurozone đã giảm từ mức 51,9 điểm trong tháng 8 xuống 50,1 điểm trong tháng 9. Ba viện nghiên cứu hàng đầu châu lục gồm Ifo (Ðức), KOF (Thụy Sĩ) và Istat (I-ta-li-a) vừa dự báo rằng, tăng trưởng kinh tế của Eurozone sẽ chững lại trong quý IV-2020. Ước tính năm 2020, kinh tế Eurozone sẽ giảm 8% so với năm 2019.

Ngoài những vấn đề nêu trên, một loạt các vấn đề nóng khác của khu vực như bất đồng giữa hai nước thành viên EU là Hy Lạp và Síp với Thổ Nhĩ Kỳ tại đông Ðịa Trung Hải, căng thẳng ngoại giao với Bê-la-rút… cũng là những vấn đề an ninh, đối ngoại quan trọng mà các nhà lãnh đạo EU phải thảo luận và tìm "tiếng nói chung" của toàn khối.

Giới phân tích nhận định rằng, trong 10 năm qua, việc mở rộng EU cùng nguyên tắc đồng thuận và quyền phủ quyết của các nước đối với các chính sách của khối đôi khi "cản bước" EU trong các vấn đề quan trọng của liên minh, nhất là vấn đề đối ngoại. Các nhà lãnh đạo EU như Chủ tịch EC, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Tổng thống Pháp và Thủ tướng Ðức từ lâu đã kêu gọi EU "tự nắm vận mệnh" và đóng vai trò lớn hơn trên trường quốc tế. Trong bối cảnh thế giới nhiều biến động và đại gia đình EU đang đối mặt nhiều vấn đề "nóng" như hiện nay, hy vọng rằng các nhà lãnh đạo EU sẽ thể hiện được sự đoàn kết nội khối và quyết tâm dẫn dắt liên minh vượt qua sóng gió.

Thu hẹp bất đồng trong giải quyết vấn đề người di cư đến châu Âu cũng sẽ là một chủ đề "nóng" của các nhà lãnh đạo EU. Trước thềm Hội nghị cấp cao EU lần này, EU đã thảo luận Hiệp ước di cư mới, nhưng các bên vẫn chưa tìm được sự đồng thuận. Theo Hiệp ước mới về di cư và cư trú sắp được công bố, tất cả thành viên EU sẽ buộc phải "chia lửa"