Tôn vinh lịch sử

Nhân dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng bộ Hà Nội (17-3-1930 - 17-3-2020), UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức gắn biển địa điểm sự kiện cách mạng, kháng chiến trên địa bàn thành phố cho một số di tích cách mạng quan trọng.

Biển gắn tại địa điểm lưu niệm phường Kiến Hưng - Hà Đông. Ảnh tư liệu
Biển gắn tại địa điểm lưu niệm phường Kiến Hưng - Hà Đông. Ảnh tư liệu

Một địa điểm mới nhất vừa được gắn biển là địa điểm Tổ dân phố số 9, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông. Tại khu vực này, trước đây là hai thôn Mậu Lương, Đa Sỹ, phường Kiến Hưng, vào cuối năm 1972 đã phải chịu đựng trận ném bom B52 sát hại 80 người dân và phá hoại hàng trăm tấn lương thực, đồ dùng. Thứ hai là địa điểm Bốt Lũ (phường Kim Giang, quận Thanh Xuân) từ năm 1965 - 1975, vừa là kho, xưởng sửa chữa vũ khí bộ binh và thiết bị quân sự để gửi vào Trường Sơn, vừa là trạm giao liên 63 đưa đón các chiến sĩ vào ra chiến trường Trường Sơn...

Chính quyền các địa bàn mới được gắn biển cũng được yêu cầu phải nghiêm túc quản lý, bảo vệ, và tuyên truyền, phát huy giá trị các điểm lưu niệm.

Để đáp lại những công lao trong lịch sử đấu tranh cách mạng, thì việc bảo quản, tôn vinh các di tích là điều quan trọng. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc trong thế hệ trẻ. Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa thông báo, cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc 2020” sẽ tiến hành sơ khảo vào giữa tháng 7 và chung kết là tháng 9-2020. Năm ngoái, cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” lần thứ nhất đã thu hút 536.000 học sinh, sinh viên từ 4.400 trường các cấp tham dự. Những giá trị của việc lan tỏa văn hóa đọc, tình yêu đọc sách tới cộng đồng thế hệ trẻ được kỳ vọng sẽ phát huy mạnh mẽ qua cuộc thi này...