Bích họa đường phố: Hãy khác từ cách kể!

Nhiều ý kiến chuyên gia, họa sĩ, người dân đang bàn luận chung quanh chủ đề bích họa đường phố, đặc biệt ở khu vực Hà Nội. Nổi lên những băn khoăn về biểu hiện có vẻ hơi tràn lan, từ một vài điểm cùng cách thể hiện có chọn lọc, có tính thẩm mỹ, bích họa có dấu hiệu lan rộng hơn và phần nào dễ dãi, tay nghề chưa cao trong thể hiện. Có ý kiến cho rằng cần chọn lựa không gian thể hiện bích họa chứ không phải chỗ nào cũng vẽ được, không phải bức tường nào cũng có thể làm tranh. Một số nghệ sĩ cũng góp ý, cần sự tham gia của đội ngũ chuyên nghiệp, sự thẩm định, nghiệm thu của đội ngũ chuyên môn, chứ kh&o

Bích họa trên phố Phan Đình Phùng. Ảnh: HẢI NAM
Bích họa trên phố Phan Đình Phùng. Ảnh: HẢI NAM

Thực tế, thời gian qua, trên một số tuyến phố đã xuất hiện những bức bích họa, khiến những con đường, vỉa hè nơi này trở nên thu hút công chúng, du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh, tạo thêm sắc mầ̀u, không khí cho không gian văn hóa, du lịch nội thành, tạo nét khác cho cảnh quan những khu vực vốn đã quen thuộc trong mắt người dân sở tại và người qua lại, thăm thú.

Thêm hình thức trang trí không gian công cộng, mới và khác, tạo cảm giác sạch hơn, văn minh, văn hóa hơn, là điều đáng khích lệ, rút kinh nghiệm để lan rộng hơn. Và chính ở đây, vấn đề rút kinh nghiệm, điều chỉnh tích cực, mạnh dạn hơn về đề tài, cách thể hiện cũng đáng để suy nghĩ. Nhìn nhiều mảng bích họa hiện nay, có thể thấy sự quen thuộc, rất quen thuộc trong hình hài, đường nét, cách bố cục. Đó là nhiều những “gánh hàng hoa”, xe đạp bán hoa, những tà áo dài thiếu nữ, hình ảnh thiếu nữ áo dài tân thời bên hoa huệ, một số công trình kiến trúc xuyên thế kỷ, xuyên thời cuộc, một số di tích nổi tiếng… đã được ghi lại qua rất nhiều tác phẩm nhiếp ảnh, những thước phim…

Sự lặp lại, phản ánh lại gần như y nguyên những hình ảnh, như một sự tái hiện sao chép và nệ thực, có vẻ đang “chiếm chỗ” trên bích họa và trong suy nghĩ của người thể hiện. Khiến cho không gian mới, tác phẩm nghệ thuật công cộng mới, nhưng “diễn lại” những gì mà người xem, du khách có thể thấy, vừa thấy, thấy ở ngay gần đó, thấy bằng sự sinh động của đời sống thực.

Tác phẩm và nghệ sĩ nên có sự gợi mở, nâng cánh tưởng tượng, suy ngẫm của người xem từ những cảnh và người quen thuộc đã thấy. Góp phần đưa người xem tiếp cận những trường phái, phong cách hiện đại, mới lạ hơn. Qua đó bồi bổ vốn thẩm mỹ và năng lực cảm thụ nghệ thuật cho công chúng. Các cơ quan văn hóa và địa phương khi phối hợp nghệ sĩ thực hiện các dự án bích họa đường phố cũng nên lưu tâm phát huy điều này. Nhằm tạo điều kiện nhiều hơn cho nghệ sĩ sáng tác, sáng tạo trên bích họa, thể hiện phần nào dấu ấn cá nhân nghệ sĩ, chứ không chỉ là mô phỏng lại. Đồng thời, vừa đa dạng hóa đề tài, phong cách thể hiện trên bích họa, vừa có sự thay đổi theo thời gian, qua mỗi năm hay nửa năm, một không gian đường phố lại có được những tác phẩm bích họa mới.

Giúp cho phố phường giàu tính văn hóa, nghệ thuật hơn, chính là ở việc làm mới cách kể và nội dung câu chuyện kể. Đó nên là một hướng đi của bích họa đường phố.