Biếm họa: DAVE GRANLUND

Cuộc rút lui khó khăn

Ngày 27/1, Iraq và Mỹ đã tổ chức vòng đàm phán đầu tiên về tương lai của quân đội Mỹ và các nước khác ở nước này. Baghdad kỳ vọng các cuộc thảo luận sẽ dẫn đến lộ trình giảm sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại Iraq. Tuy nhiên, lộ trình rút quân của Mỹ sẽ còn diễn ra lâu dài do Washington còn những quan ngại về an ninh trong khu vực.
Biếm họa: MAHMOUD RIFAI

Nguy cơ suy giảm thương mại toàn cầu

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đỏ do các cuộc tấn công của lực lượng Houthi tại Yemen, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch cho hay các nền kinh tế Nam Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Cuộc khủng hoảng đã gây ra những biến động lớn về vận tải đường biển, làm dấy lên lo ngại về lạm phát trên toàn thế giới và suy giảm thương mại toàn cầu.
Biếm họa: KASIUKIEWICZ

Dự luật cải cách bước ngoặt

Quốc hội Đức vừa thông qua dự luật cải cách mang tính bước ngoặt đối với vấn đề nhập cư nhằm thu hút thêm lực lượng lao động vào cơ cấu kinh tế-xã hội. Động thái này sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho quy chế hai quốc tịch cũng như việc nhập tịch Đức đối với các công dân ngoài Liên minh châu Âu (EU).
Phiên khai mạc WEF tại Davos. Ảnh: REUTERS

Mục tiêu tái thiết lòng tin

Xây dựng lại lòng tin là chủ đề nổi bật tại Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ), từ ngày 15 đến 19/1/2024. Các nhà lãnh đạo chính trị, cùng giới chuyên gia, doanh nghiệp bàn về hợp tác giải quyết thách thức toàn cầu, như tăng trưởng kinh tế, hành động khí hậu, an ninh năng lượng, quản trị công nghệ và phát triển con người.
Biếm họa: AMEEN ALHABARAH

Xu hướng đáng lo ngại

Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo, do ảnh hưởng của hiện tượng khí hậu El Nino, nhiệt độ trung bình trong năm 2024 có thể cao hơn so mức kỷ lục năm 2023. Trong khi đó, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) thuộc LHQ kêu gọi hỗ trợ các quốc gia dễ bị tổn thương nhất đối phó với biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Ông Gabriel Attal trở thành Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nước Pháp. Ảnh: AFP

Pháp có vị thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne từ chức trong bối cảnh Tổng thống Emmanuel Macron đang tìm cách tạo động lực mới cho nhiệm kỳ thứ hai của ông trước thềm cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu và Thế vận hội Paris vào mùa hè tới. Ngay sau đó, Tổng thống Pháp đã bổ nhiệm vị thủ tướng mới trẻ nhất lịch sử “đất nước hình lục lăng”.
Biếm họa: THIAGO LUCAS

Nguy cơ xung đột lan rộng

Xung đột có khả năng lan rộng tại Trung Đông sau vụ tấn công đẫm máu tại Iran mới đây, giữa lúc giao tranh giữa Phong trào Hồi giáo Hamas và Israel ở dải Gaza vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Căng thẳng trên Biển Đỏ cũng như giữa Israel và lực lượng Hezbollah tại Lebanon cũng là những yếu tố gây nhiều rủi ro an ninh cho khu vực.
Biếm họa: AMEEN ALHABARAH

Những bước ngoặt thay đổi

Theo các kế hoạch bầu cử đã được xác nhận, năm 2024 sẽ là năm có nhiều cuộc bầu cử nhất từ trước tới nay, tạo ra thay đổi lớn trong đời sống chính trị và kinh tế các nước. Giới quan sát cũng cho rằng, những bước ngoặt thay đổi tiềm ẩn rủi ro đối với bức tranh kinh tế thế giới và tiến trình hợp tác quốc tế, trong bối cảnh thách thức toàn cầu ngày càng lớn.
Biếm họa: THIAGO LUCAS

Nóng các cuộc đua tranh

Được cho là năm nóng nhất trong lịch sử, năm 2023 cũng chứng kiến các cuộc đua tranh gay gắt, từ chạy đua phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), cuộc đua trên vũ trụ, đến cạnh tranh chiến lược, tranh giành không gian ảnh hưởng và cả cuộc đua nâng lãi suất. Trong khi đó, hành động vì khí hậu lại không tăng tốc, dù trong bối cảnh thảm họa thiên nhiên gây thương vong, thiệt hại nặng nề.
Đoàn người di cư hướng về biên giới Mỹ. Ảnh: AP

Vùng biên không yên tĩnh

Khoảng 6.000 người di cư từ Mexico đã đi bộ hơn 14 km tiến về biên giới nước Mỹ với hy vọng được phép nhập cảnh. Cảnh tượng này phản ánh vấn đề gây đau đầu nhất của giới chức Mỹ - Mexico hiện nay, đó là tình trạng bất ổn an ninh biên giới.
Biếm họa: MAHMOUD RIFAI

Nguy cơ an ninh trên Biển Đỏ

Trước tình trạng báo động an ninh, Mỹ và các đối tác đã thiết lập liên minh an ninh gồm 10 quốc gia và khởi động chiến dịch bảo đảm an toàn cho hoạt động vận tải hàng hóa trên Biển Đỏ và Vịnh Aden. Động thái được khẩn cấp đưa ra sau một loạt vụ tấn công, bắt cóc tàu chở hàng đi qua các tuyến hàng hải huyết mạch này và được cho là do lực lượng Houthi ở Yemen thực hiện.
Nguồn: GIS CARTOONS

Bước tiến mới tới châu Phi

Ngày 18/12 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) và Kenya đã ký thỏa thuận thương mại tự do (FTA) nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa lưu thông giữa hai thị trường. Đây là thỏa thuận thương mại lớn đầu tiên giữa EU và một quốc gia châu Phi kể từ năm 2016, tạo đà để EU thâm nhập sâu hơn vào thị trường giàu tiềm năng của “lục địa đen”.
Biếm họa: AMEEN ALHABARAH

Những tổn thất lớn ở Gaza

Xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas bùng phát ngày 7/10 vừa qua không chỉ gây tổn thất lớn về người và tài sản, mà còn tác động xấu đến kinh tế của Palestine và Israel. Xung đột cũng gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại dải đất này.
Các nhà lãnh đạo thế giới tham dự COP28 tại UAE. Ảnh: EUROPA.EU

Nỗ lực vượt bậc

Ngày 13/12, các nước tham dự Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), đã thông qua một dự thảo thỏa thuận cuối cùng, trong đó lần đầu kêu gọi thế giới tiến tới từ bỏ nhiên liệu hóa thạch.
Các nhà lãnh đạo Nam Mỹ tham dự Hội nghị cấp cao MERCOSUR năm 2023. Ảnh: CNN

MERCOSUR và EU lỡ hẹn FTA

Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) giữa Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) và Liên minh châu Âu (EU) một lần nữa “lỡ hẹn”, khi không được ký kết như kỳ vọng tại Hội nghị cấp cao MERCOSUR tuần trước. Hai bên thừa nhận còn trở ngại khi tuyên bố tiếp tục thảo luận mang tính xây dựng hướng tới thỏa thuận cuối cùng.
Biếm họa: ALIREZA PAKDEL

Nguy cơ có thật

Giới chức Pháp và Đức đang áp dụng các biện pháp an ninh tăng cường khi những ngày vừa qua đã xảy ra hàng loạt vụ tấn công mang động cơ khủng bố ở hai quốc gia này. Càng gần đến hai dịp nghỉ lễ quan trọng là Giáng sinh và năm mới, an ninh trên toàn châu Âu cũng được siết chặt nhằm ngăn chặn những âm mưu tấn công của các tổ chức cực đoan.
Biếm họa: AGUS WIDODO

Cam kết vì một hành tinh xanh

Hàng loạt cam kết đã được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP28) vừa diễn ra tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Việc loại bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, lồng sản xuất lương thực vào kế hoạch giảm khí thải, tăng gấp ba lần sản lượng năng lượng tái tạo…, là những biện pháp thiết thực để mang lại bầu không khí sạch cho một hành tinh xanh.
Phiên khai mạc Diễn đàn quốc tế Dakar về hòa bình và an ninh ở châu Phi. Ảnh: AP

Thách thức gia tăng

Ngày 27/11, Diễn đàn quốc tế Dakar về hòa bình và an ninh ở châu Phi lần thứ 9 đã khai mạc tại thị trấn Diamniadio, gần Thủ đô Dakar của Sénégal, với sự có mặt của Tổng thống Sénégal Macky Sall và người đồng cấp Mauritania, ông Mohamed Ould Ghazouani. An ninh khu vực là một trong mục tiêu chính của diễn đàn lần này.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol gặp gỡ người đồng cấp Pháp Macron tại Paris. Ảnh: YONHAP

Chuyến công du chiến lược

Cuối tuần qua, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiến hành cuộc gặp cấp cao, trong đó nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ tiên tiến và đối phó biến đổi khí hậu. Trước đó, nhà lãnh đạo Hàn Quốc đã tới Anh trong khuôn khổ chuyến công du châu Âu chiến lược kéo dài một tuần.
Biếm họa: FAHD

Nỗ lực mới vì an ninh lương thực

Hội nghị cấp cao An ninh lương thực toàn cầu diễn ra trong bối cảnh nạn đói và tình trạng suy dinh dưỡng đáng báo động đối với trẻ em trên thế giới, nhất là tại những khu vực có xung đột. Chủ trì hội nghị, Anh muốn đưa vấn đề an ninh lương thực trở lại tâm điểm của nỗ lực toàn cầu, với các sáng kiến và dự án nhằm đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Biếm họa: HEDGEYE

Vì một thế giới công bằng và bình đẳng

Hội nghị quốc tế lần thứ 14 của các nhà kinh tế về các vấn đề toàn cầu hóa và phát triển đã bế mạc ngày 17/11 vừa qua tại Thủ đô La Habana của Cuba, với việc thông qua một tuyên bố kêu gọi hình thành một trật tự kinh tế quốc tế mới dựa trên công bằng và bình đẳng.
Một phiên làm việc của các đại biểu tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2023 tại Mỹ. Ảnh: STATE.GOV

Kết nối Vành đai Thái Bình Dương

Hội nghị các nhà lãnh đạo của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2023 diễn ra tại thành phố San Francisco đúng dịp tròn 30 năm cuộc gặp cấp cao APEC đầu tiên được tổ chức. Trong lần thứ ba đăng cai hội nghị, Mỹ đặt mục tiêu tăng cường kết nối và đổi mới, thúc đẩy chính sách kinh tế tự do, công bằng và cởi mở, mang lại lợi ích cho tất cả người dân trong khu vực.
Biếm họa: SHI YU

Biến cam kết thành hành động

Ngày 11/11, Bộ trưởng Công nghiệp Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Sultan Ahmed Al Jaber - người sẽ chủ trì Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) cho biết, các tổ chức y tế và y khoa toàn cầu đã gửi bức thư ngỏ tới nước này, kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới nhanh chóng loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.
Biếm họa: MARIAN KAMENSKY

Tìm kiếm đồng thuận

Xung đột tại dải Gaza chiếm phần lớn thời lượng thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), diễn ra tại Nhật Bản. Bạo lực leo thang đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người và có nguy cơ lan rộng, song việc tìm tiếng nói chung của G7 vẫn không dễ dàng.
Chủ tịch EC von der Leyen (trái) gặp gỡ Tổng thống Zelensky tại Kiev. Ảnh: AP

Kế hoạch nước đôi

Ngày 4/11 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen đã đến Thủ đô Kiev của Ukraine để thảo luận với Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky về việc mở rộng Liên minh châu Âu (EU). Đây là tín hiệu khá rõ ràng về tương lai của Ukraine trong “mái nhà chung” EU, song Kiev còn nhiều việc phải làm để được chính thức trở thành thành viên.
Biếm họa: DAVID PARKINS

Vành đai ổn định cho EU

Liên minh châu Âu (EU) dự định chi 6,35 tỷ USD hỗ trợ các nền kinh tế Tây Balkan thực hiện các cải cách cần thiết để hội nhập với khối này. Bước đi này sẽ giúp thúc đẩy cấu trúc an ninh châu Âu trong tương lai khi Tây Balkan trở thành “vành đai” bảo đảm ổn định ở khu vực Biển Đen và vùng Caucasus.
Biếm họa: DAVID PARKINS

Vành đai ổn định cho EU

Liên minh châu Âu (EU) dự định chi 6,35 tỷ USD hỗ trợ các nền kinh tế Tây Balkan thực hiện các cải cách cần thiết để hội nhập với khối này. Bước đi này sẽ giúp thúc đẩy cấu trúc an ninh châu Âu trong tương lai khi Tây Balkan trở thành “vành đai” bảo đảm ổn định ở khu vực Biển Đen và vùng Caucasus.
Biếm họa: KEYVAN VARESI

Kiểm soát rủi ro từ AI

Mặc dù sở hữu tiềm năng ứng dụng to lớn và đột phá trong y học, kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội…, song trí tuệ nhân tạo (AI) cũng đặt ra nhiều rủi ro trong việc quản lý, giám sát. Đó là lý do Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres ngày 26/10 vừa qua đã thành lập ban cố vấn phụ trách khuyến nghị trong lĩnh vực này.
Biếm họa: ELIHU DUAYER

Lấp “lỗ hổng” an ninh

Liên minh châu Âu (EU) vừa quyết định gia hạn các biện pháp trừng phạt tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) và mạng lưới khủng bố Al-Qaeda, trong bối cảnh một số nước châu Âu đang đặt cảnh báo an ninh ở mức cao sau khi các cơ sở hạ tầng công cộng bị đe dọa đánh bom.
Biếm họa: TJEERD ROYAARDS

Thế bế tắc khó tháo gỡ

Ngày 21/10 vừa qua, hội nghị triển khai một quỹ dành cho những “tổn thất và thiệt hại” do biến đổi khí hậu đã kết thúc mà không có kết quả, trong bối cảnh các nước ở Bắc và Nam bán cầu còn chia rẽ về một số vấn đề. Đây được coi là một trong những sự kiện quan trọng trước thềm Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28).
back to top