Ứng dụng công nghệ - giải pháp mới khơi thông dòng vốn

Sự bùng nổ của công nghệ 4.0 đã đem tới cho nhân loại những bước tiến lớn, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, trong đó không loại trừ ngành tài chính, tín dụng.

Dịch vụ công nghệ tài chính Fintech đang trở thành xu thế mới.
Dịch vụ công nghệ tài chính Fintech đang trở thành xu thế mới.

Hiện nay, với nền kinh tế thị trường, dòng vốn là yếu tố sống còn đối với hoạt động kinh doanh thương mại. Bất kể đối với cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp, vốn là điều kiện vật chất đầu vào không thể thiếu, thúc đẩy hoạt động sản xuất, giao thương, tạo điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh cho cá nhân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không phải cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn “sạch”. Chính sách pháp luật ngày càng siết chặt đối với các hoạt động tín dụng khiến việc vay vốn ngân hàng càng trở nên khó khăn. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã phải tìm tới “tín dụng đen” như một giải pháp tìm kiếm nguồn vốn trước mắt.

Hướng đi mới cho dòng vốn sạch - cung cầu của vốn?

Sự bùng nổ của công nghệ đã đem tới cho nhân loại những bước tiến lớn, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, trong đó không loại trừ ngành tài chính, tín dụng.

Xuất hiện lần đầu tại Anh (năm 2005), ngành công nghệ dịch vụ vay ngang hàng (P2P) nhanh chóng phát triển ở nhiều quốc gia, trở thành kênh tiếp cận vốn “sạch” mới cho người tiêu dùng, đem lại nhiều lợi ích thúc đẩy tài chính toàn diện.

Cho vay ngang hàng (P2P lending) là một loại hình dịch vụ sáng tạo, được thiết kế và xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số và sử dụng trí tuệ nhân tạo, thông qua ứng dụng được thiết lập trên các thiết bị thông minh, kết nối trực tiếp người có nhu cầu đầu tư và người có nhu cầu vay vốn.

Đối với nhà đầu tư có nguồn vốn sạch dư dả, thông qua ứng dụng công nghệ này, có thể tìm kiếm kênh đầu tư an toàn. Quá trình thẩm định sẽ được tiến hành trực tuyến và nhà đầu tư có quyền lựa chọn đối tác cần vay, cũng như theo dõi nguồn lợi nhuận từ người được cho vay. Về phía các cá nhân hoặc tổ chức khi không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, đều có thể tìm kiếm nguồn vốn bằng hình thức này. Tất cả thông tin khách hàng, cho vay P2P được bảo mật tuyệt đối nhờ nền tảng công nghệ big data thực hiện vai trò mã hóa, lưu trữ và kiểm soát. P2P bảo đảm tính nhanh gọn, thủ tục linh hoạt, an toàn và bảo mật tuyệt đối.

Trên thế giới, dịch vụ công nghệ này đã phát triển bùng nổ. Theo thống kê của Prime Meridian Capital Management, năm 2015, quy mô giao dịch thị trường P2P tại Mỹ đạt khoảng 18 tỷ USD. PricewaterhouseCoopers đã dự báo con số này tại thị trường Mỹ vào năm 2025 có thể lên đến 150 tỷ USD.

Tại châu Á, thị trường này có tốc độ tăng trưởng thần tốc, đặc biệt tại các quốc gia như Singapore, Thái-lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc…

Tại Việt Nam, P2P mới chỉ phát triển với sự xuất hiện đầu tiên của Tima vào năm 2015. Nhưng đến nay theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế, đã có hơn 40 doanh nghiệp hoạt động theo mô hình này ra đời. Trong đó, phải kể đến các công ty như 1Fast và Fiin,…

Tham vọng của các tổ chức hoạt động trong ngành này là đẩy mạnh số hóa và cung cấp dịch vụ tài chính tốt hơn cho người dân, ngay cả ở những vùng xa xôi.

Xu thế của xã hội hiện đại

Với sự bùng nổ khoa học - công nghệ, sự thay đổi về thói quen người dùng, đặc biệt là thế hệ Y - là thế hệ trẻ rất sẵn sàng thích ứng với công nghệ mới, dịch vụ công nghệ tài chính Fintech đang trở thành xu thế mới của xã hội hiện đại.

Theo thống kê, ở Việt Nam, tỷ lệ tham gia internet là 67%, cao hơn mức trung bình của khu vực là 58% và gần ba phần tư dân số trưởng thành sở hữu Smartphone. Dân số khá trẻ với hơn 61% công dân rơi vào độ tuổi từ 15 đến 54. Nói cách khác, nhóm tuổi có khả năng vay vốn để mua nhà hoặc bắt đầu kinh doanh chiếm phần lớn.

Số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, tại Việt Nam, cứ ba người thì có ít hơn một người tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. Con số người lao động gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vay của ngân hàng lên tới khoảng 53 triệu người.

Những yếu tố đó khiến Việt Nam trở thành mảnh đất màu mỡ cho việc áp dụng Fintech, đặc biệt là vay ngang hàng. Theo ước tính của Công ty Tư vấn tập trung APAC, thị trường P2P vào năm 2020 dự kiến ​​là 7,8 tỷ USD, gần gấp đôi so với 4,4 tỷ USD năm 2017.

Với tất cả những ưu điểm vượt trội, ngành dịch vụ này đem đến cho người dùng sự tiện lợi, nhanh gọn, linh hoạt, bảo đảm mà ít ngân hàng nào có thể đáp ứng được khi nhu cầu tín dụng ngày càng trở nên quá tải.