Di tích số 5 Châu Văn Liêm là điểm đến quen thuộc của đoàn viên, thanh niên.

Thăm nơi Bác ở trước khi tìm đường cứu nước

Những ngày tháng Năm nắng vàng rực rỡ, nhiều người dân tại TP Hồ Chí Minh tìm về căn nhà nhỏ tại số 5 Châu Văn Liêm, phường 14, quận 5 để ôn lại khoảng thời gian người thanh niên Nguyễn Tất Thành tích cực tham gia nhiều hoạt động tại nơi đây trước khi bắt đầu hành trình cứu nước từ sông Sài Gòn.

Đông đảo người dân tìm hiểu cuộc đời hoạt động của Bác tại Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam, Đại sứ hòa bình và hữu nghị của nhân dân thế giới”. Ảnh: KHIẾU MINH

Hồ Chí Minh, nhà mácxít sáng tạo

Nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội loài người, đặc biệt khảo sát sâu sắc chế độ tư bản đã và đang diễn ra đương thời, Marx - Enghels đã hoàn thiện những phát hiện của những nhà khoa học trước đó về giai cấp và đấu tranh giai cấp. Luận điểm nổi tiếng của Marx - Enghels là: Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh cuối cùng giữa giai cấp vô sản và tư sản trong lịch sử.

Các tập thể có thành tích quảng bá xuất sắc được trao giải. Ảnh: TRẦN HẢI

Trao hơn 200 giải thưởng về học tập Bác Hồ

Ngày 13-5, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức Lễ trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2018 - 2020 và phát động Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2020 - 2025.

Bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh mà ông Paul Antoine Miniconi và gia đình trân trọng gìn giữ hàng chục năm.

Câu chuyện cảm động về bức tượng Bác Hồ tại Côn Đảo

Một bức tượng Bác Hồ gắn liền với nhiều tư liệu quý giá vừa được trưng bày tại triển lãm “Hồ Chí Minh - Những nét phác họa chân dung” nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Người. Câu chuyện về bức tượng và hành trình từ chốn lao tù Côn Đảo, sang Pháp và trở về Việt Nam, đã gây nhiều xúc động cho những người được biết và chứng kiến.

Bộ đội ta hành quân vào chiến trường. Ảnh tư liệu

Sống lại những ngày tháng hào hùng

Nhân dịp kỷ niệm những ngày chiến thắng hào hùng của dân tộc, Thời Nay chia sẻ với bạn đọc một số trích đoạn trong cuốn nhật ký xúc động của cựu chiến binh Bùi Quang Thuận, pháo thủ thuộc Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 từng trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đầu đề và tít bài do tòa soạn đặt.

Diễu hành kỷ niệm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Ảnh tư liệu

Vẹn nguyên ký ức hào hùng

45 năm đã trôi qua kể từ ngày lá cờ Tổ quốc và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam bay trên nóc Dinh Độc Lập, nhưng ký ức về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vẫn vẹn nguyên trong tim những người bước ra từ cuộc chiến.

Buổi sinh hoạt chính trị của các chiến sĩ Nhà giàn DK1/16.

Sức Xuân trên những nhà giàn

“Sóng gió mặc sóng gió, lính nhà giàn bọn tôi ở đó. Chông chênh mặc chông chênh lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”. Hai câu hát của ca khúc “Mùa xuân DK” mới chỉ lột tả được phần nào những khó khăn, vất vả mà người chiến sĩ nhà giàn phải đối mặt khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, gìn giữ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Cầu Quý Quân là một trong 56 cây cầu thuộc dự án LRAMP đã được đưa vào sử dụng tại Hà Giang.

Nhịp cầu nối bờ vui

Vượt qua những dãy núi đá tai mèo lởm chởm, những cung đường đèo uốn lượn giữa lưng trời, chúng tôi tìm đến những bản người H’Mông ở Hà Giang. Xuân này đến với bà con nơi đây dường như vui hơn, gắn kết hơn. Đó là bởi việc đi lại nhờ những cây cầu, con đường mới được hình thành đã thuận tiện hơn rất nhiều.

Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng. Ảnh: TRẦN HẢI

Nhất quán một con đường

Từ ngày 6-1 đến 7-2-1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt Quốc tế Cộng sản triệu tập hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản Việt Nam tại Hồng Công, Trung Quốc. Hội nghị đã quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng, do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Các văn kiện này trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Buổi họp báo về việc phát sóng phim tài liệu nhiều tập “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh”.

Đón chờ biên niên sử truyền hình “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh”

Vừa qua, Báo Nhân Dân đã họp báo công bố khởi chiếu bộ phim tài liệu nhiều tập “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”. Với 90 tập, bộ phim tài liệu đồ sộ này hứa hẹn đem lại cho người xem cả nước không chỉ những thước phim lịch sử quý giá, mà còn khơi dậy mạnh mẽ niềm tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, về thời đại Hồ Chí Minh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trao giải A cho các tác giả đoạt giải.

Trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

Tối 15-1, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2020), Ban Tổ chức T.Ư chủ trì, phối hợp Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ công bố và trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm vàng) lần thứ IV - năm 2019.

Thế hệ trẻ tìm hiểu cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ qua các hình ảnh tư liệu tại Triển lãm “50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Tôn vinh nguồn sáng dẫn đường

Kỷ niệm 74 năm Quốc khánh 2-9 và 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật đã được tổ chức sôi nổi, có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, nhằm tiếp tục khẳng định giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, Di chúc thiêng liêng và tấm gương đạo đức của Người.

Các chiến sĩ hải quân đang tìm hiểu tư liệu về Hồ Chủ tịch. Ảnh: VGP/LƯU HƯƠNG

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tiếp tục khẳng định giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, Di chúc của Người, nhiều hoạt động đã và đang diễn ra ở nhiều nơi như: Trưng bày chuyên đề tại Bảo tàng Hồ Chí Minh: “Hành trình vươn tới những ước mơ - 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019)” từ ngày 19-8 đến tháng 12-2019; Triển lãm “50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh” với sự tham gia của nhiều tỉnh, thành phố - Nghệ An, Cao Bằng, Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương cùng nhiều bảo tàng…, mở cửa từ ngày 30-8 đến 3-9 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Hoa Lư, Hà Nội).

Một số báo Hồn nước.

Làm báo Hồn nước đón cách mạng Tháng Tám

Ông Lê Đức Vân (tên thật là Nguyễn Hữu Phúc), những năm 1944-1945, là Ủy viên BCH Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu (TNCQTHD), vừa làm công việc của tòa soạn, vừa tổ chức nhóm in báo Hồn nước, tiếng nói của Đoàn Thanh niên cứu quốc Thành Hoàng Diệu. Một sớm mai, ông gọi tôi đến căn nhà đơn sơ ở phố Hồng Mai, kể lại những kỷ niệm sâu sắc thuở “hai mươi tuổi hồn quay trong gió bão”.

Đại diện doanh nghiệp trẻ (đứng giữa), tặng quà tri ân các cựu chiến binh Trường Sơn. Trong ảnh: Ông Hà Quý Phiến đứng thứ hai từ trái sang; bà Trần Thị Chung đứng ngoài cùng bên phải.

Ký ức về những ngày tháng can trường

Quyết tâm mở đường Trường Sơn và thực hiện thành công quyết tâm ấy là thành công kiệt xuất, một kỳ tích của dân tộc ta trong thế kỷ 20. Biết bao người con nước Việt Nam lên đường làm nhiệm vụ, chiến đấu, bảo vệ tuyến đường là “trận đồ bát quái xuyên rừng rậm”. Trong nhiều cựu chiến binh, thanh niên xung phong và người dân, ký ức về những ngày hào hùng, chiến đấu oanh liệt vẫn luôn ùa về, sáng rõ.

Đại diện doanh nghiệp trẻ (đứng giữa), tặng quà tri ân các cựu chiến binh Trường Sơn. Trong ảnh: Ông Hà Quý Phiến đứng thứ hai từ trái sang; bà Trần Thị Chung đứng ngoài cùng bên phải.

Ký ức về những ngày tháng can trường

Quyết tâm mở đường Trường Sơn và thực hiện thành công quyết tâm ấy là thành công kiệt xuất, một kỳ tích của dân tộc ta trong thế kỷ 20. Biết bao người con nước Việt Nam lên đường làm nhiệm vụ, chiến đấu, bảo vệ tuyến đường là “trận đồ bát quái xuyên rừng rậm”. Trong nhiều cựu chiến binh, thanh niên xung phong và người dân, ký ức về những ngày hào hùng, chiến đấu oanh liệt vẫn luôn ùa về, sáng rõ.

Môi trường kinh doanh được cải thiện, nhiều doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Dấu ấn kiến tạo & hành động

Kết thúc năm 2018, những thành quả ấn tượng về kinh tế - xã hội (KT-XH) mà Việt Nam đạt được mang những dấu ấn rõ nét về tinh thần “kiến tạo, hành động”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những chỉ đạo, hành động quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã “nóng” tới từng bộ, ngành.

Năng suất lao động tăng đã làm chất lượng tăng trưởng của chúng ta có sự cải thiện rõ nét.

2018 - một hành trình gian truân & ý nghĩa

Năm 2018 là năm thành công toàn diện của kinh tế Việt Nam, khi cả 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) đạt và vượt mục tiêu đề ra. Thật khó có cụm từ nào đúng hơn là “cái kết trọn vẹn” khi nhìn lại một năm, nền kinh tế Việt Nam đã nỗ lực để thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH với nhiều kỷ lục mới được thiết lập.

Ngành dệt - may được coi là có nhiều lợi thế khi Việt Nam tham gia CPTPP. Ảnh: LAM ANH

Bảo đảm các lợi ích cốt lõi của Việt Nam

Trong tuần làm việc thứ hai của kỳ họp thứ 6 Quốc hội (QH) khóa XIV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày Tờ trình đề nghị QH xem xét, phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là một trong những nội dung cử tri cả nước đặc biệt quan tâm và nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu (ĐB) QH.

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Truông Bồn

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Truông Bồn

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Truông Bồn (31-10-1968 - 31-10-2018), UBND tỉnh Nghệ An phối hợp cùng Báo Nhân Dân tổ chức lễ kỷ niệm và chương trình nghệ thuật “Truông Bồn - Miền đất huyền thoại” tại Khu di tích lịch sử (DTLS) Truông Bồn. Đây là sự kiện tri ân các anh hùng, liệt sĩ và những người có công với cách mạng, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đồng thời, góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ đối với quê hương đất nước.

Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. Ảnh: DUY LINH

Vấn đề lớn nhất vẫn là kỷ cương & kỷ luật

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn theo chương trình kỳ họp thứ 6 Quốc hội (QH) khoá XIV bắt đầu từ sáng 30-10 và kéo dài trong ba ngày, đến hết ngày 1-11. Tại kỳ họp này, hoạt động chất vấn không theo nhóm vấn đề như thông lệ mà các đại biểu (ĐB) QH trực tiếp chất vấn các nội dung liên quan việc thực hiện sáu nghị quyết của QH về giám sát chuyên đề và chất vấn.

Ảnh: DUY LINH

Lễ viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Lễ viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã bắt đầu hồi 7 giờ, ngày 26-9-2018, diễn ra đồng thời tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), tại Hội trường Thống Nhất TP Hồ Chí Minh và tại xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, theo nghi lễ Quốc tang. Trong hai ngày Quốc tang (26 và 27-9-2018), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.

Diễu hành kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 2-9. Ảnh: LÊ MINH

Bài học của mọi thành công

Những ngày đầu mới giành lại độc lập, trong bối cảnh đầy khó khăn thử thách, Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ cách mạng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ sức mạnh đoàn kết của toàn dân, huy động được lực lượng vật chất và tinh thần của dân tộc để đương đầu thắng lợi với mọi loại kẻ thù, mọi loại nguy cơ. Bài học của những thành công đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Thăm lại đồng đội đã hy sinh ở Ngã ba Đồng Lộc.

Huyền thoại ra đời từ sự thật lịch sử

Với lịch sử cách mạng Việt Nam, Ngã ba Đồng Lộc trong những năm chiến tranh đã thực sự trở thành một huyền thoại, ra đời từ sự thật lịch sử về cuộc đọ sức giữa ý chí, bản lĩnh, trí tuệ, sức lực của người Việt Nam với bom đạn ngoại xâm. 50 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam đã góp phần khắc sâu hơn ý nghĩa của Chiến thắng Đồng Lộc, cổ vũ lòng tự hào dân tộc.

back to top