Sông Thạch Hãn tại tỉnh Quảng Trị dài 155 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn. Đoạn hạ lưu sông chảy qua thị xã Quảng Trị và huyện Triệu Phong… thời gian qua liên tiếp xảy ra tình trạng sạt lở hai bên bờ, “nuốt chửng” nhiều diện tích đất thổ cư và đất sản xuất, đe dọa nghiêm trọng đời sống và tính mạng của người dân.
* Chuyển đơn của ông Nguyễn Văn Túy đến UBND huyện Mê Linh để xử lý, giải quyết
* Trả lời khiếu nại của các hộ dân thôn Thành Dền, xã Đào Viên, huyện Quế Võ (Bắc Ninh)
* Chuyển đơn của bà Huỳnh Thị Thu Cúc và ông Huỳnh Long Hải đến Chủ tịch UBND huyện Ba Tri để được xem xét, giải quyết
* Viện trưởng Viện KSND tỉnh Hải Dương kiểm tra và có báo cáo đối với nội dung đơn của ông Nguyễn Văn Đà
Mặc dù đã có nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường, nhưng hiện nay trên địa bàn TP Hà Nội, tình trạng ô nhiễm không khí vẫn tăng cao. Theo phân tích của các chuyên gia, trong nhiều nguyên nhân như lượng khí thải từ các phương tiện giao thông, việc phá dỡ các công trình xây dựng, đốt rơm rạ của người dân, khói bụi từ các nhà máy, còn có nguyên nhân là do tình trạng đổ trộm chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp tràn lan trên các đại lộ, gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường.
* Chuyển đơn của bà Nguyễn Thị Hoàn, ở thị trấn Thanh Sơn đến Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ
* Xem xét, giải quyết đơn của ông Phạm Xuân Lưỡng (TP Nam Ðịnh, tỉnh Nam Ðịnh) theo quy định
* Chuyển đơn của các hộ gia đình ở phường Tân An đến UBND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) để xem xét, giải quyết theo quy định
Mặc dù đã có nhiều giải pháp ngăn chặn và hạn chế, nhưng hiện nay, tình trạng xe ba gác, xe tự chế, xe gắn máy chở hàng cồng kềnh… lại xuất hiện trên nhiều tuyến đường của Thủ đô. Nhiều phương tiện chạy ẩu, lấn làn, đi vào làn đường ô-tô, trong đó có những chiếc xe đã cũ, không đèn, còi, thậm chí không biển số gây ùn tắc, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người tham gia giao thông.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất thuần nông huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, ngay từ khi đi học cô Trần Thị Thúy đã có ước mơ trở thành giáo viên dạy tiếng Anh góp phần truyền đạt kiến thức cho các em học sinh. Sau khi trở thành giáo viên bộ môn tiếng Anh, Trường THPT Đức Hợp, huyện Kim Động, cô giáo Thúy tìm hiểu và ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng tiếng Anh thông qua kết nối ứng dụng Skype để học sinh giao tiếp với giáo viên, học trò, người dân các nước trên thế giới. Đồng thời, cô quyết định mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí tại nhà cho học sinh trong thôn, trong xã Đức Hợp. Ban đầu là các học sinh tiểu học, sau đó cả học sinh THCS cũng đến học. Tạo môi trường và sự đam mê, hứng thú học tập cho các em, cô giáo Thúy mở thêm thư viện với hàng trăm đầu sách để các em đọc, tham khảo. Để làm phong phú, sinh động và tính thực tiễn trong các bài giảng, cô giáo Thúy đưa một số chương trình, dự án vào tiết dạy và ứng dụng trong thực tiễn; trong đó, có dự án “Bảo vệ cuộc sống của chúng ta khỏi thuốc trừ sâu độc hại”. Đây là dự án liên môn, tích hợp kiến thức các môn học như: tiếng Anh, Công nghệ, Sinh học, Hóa học, Văn học, Địa lý… trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, tuyên truyền về tác dụng và những ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, sức khỏe con người cũng như các vấn đề môi trường và cách thức để người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu an toàn. Dự án này không những giúp các em học sinh, mà giúp cả người nông dân nâng cao nhận thức về sử dụng thuốc trừ sâu, góp phần thay đổi hành vi của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giúp họ sử dụng thuốc trừ sâu đúng kỹ thuật, không vứt vỏ bao thuốc trừ sâu bừa bãi ở mương máng, đồng ruộng, góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe con người.
Theo nhiều bạn đọc phản ánh, từ trước đến nay, công tác thu gom bùn thải bể tự hoại tại nhiều nơi trên địa bàn TP Hà Nội chưa được xử lý theo đúng quy trình và xả thẳng ra môi trường. Tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài nhưng chậm được xử lý, gây ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống, sinh hoạt của người dân.