Ðón đọc Thời Nay số 1131, phát hành thứ hai, ngày 16-11

Sau dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam đang đứng trước "bước ngoặt lớn" để vượt lên trở thành quốc gia phát triển. Nền kinh tế Việt Nam được dự báo là có mức tăng trưởng hàng đầu khu vực và thế giới. Song, để hiện thực hóa được cơ hội, chúng ta phải vượt qua nhiều thách thức.

Ðón đọc Thời Nay số 1131, phát hành thứ hai, ngày 16-11

Một yếu tố quan trọng là cần đẩy mạnh cải cách thể chế, từ đó cắt giảm chi phí, tạo thêm không gian kinh tế và động lực đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp. Ðề cập vấn đề này, Trang nhất có bài Tìm kiếm cơ hội phát triển kinh tế.

Khi miền trung lụt bão liên miên, gây thiệt hại lớn về người và của, thì chuyện về quy hoạch, xây dựng, điều hành liên quan các công trình thủy điện ở khu vực này lại nóng lên. Chỉ có xây dựng một quan điểm phát triển thủy điện minh bạch, bền vững, miền trung mới thoát được tình trạng mỗi khi có mưa lũ thì "trăm sông lại dồn về biển cả". Thủy lợi hay thủy điện?, bài trên mục Thời đàm.

Việt Nam và Nhật Bản vừa tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện chương trình hợp tác đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý đi làm việc tại Nhật Bản giai đoạn 2012 - 2019. Theo đó, nhu cầu tuyển dụng hộ lý và điều dưỡng của Nhật Bản là rất lớn và các lao động Việt Nam đều được đánh giá cao. Sự kiện được phân tích trong Cơ hội cho hộ lý và điều dưỡng Việt Nam tại Nhật Bản, bài trên mục Vấn đề hôm nay.

Các trang Kinh tế và Tài chính - tiền tệ có các bài đáng chú ý như Cần có ý thức về an ninh thông tin và Khi dòng tiền kém sôi động.

Hơn một tháng nữa là bước sang năm 2021 dương lịch, nhiều nhà sách, cửa hàng văn phòng phẩm và quầy sách tư nhân đã bày bán nhiều mẫu lịch chào năm mới Tân Sửu. Sắc mầu rực rỡ của các loại lịch đã góp phần tạo không khí hy vọng sau một năm ảm đạm vì dịch Covid-19. Khởi động mùa lịch Tân Sửu 2021, bài trang Văn hóa - văn nghệ.

Tại hội nghị quốc tế về hồi hương người tị nạn Syria, Tổng thống Basharal-Assad khẳng định mong muốn người dân tha hương có thể trở về đóng góp để tái thiết đất nước, song cũng lưu ý còn nhiều trở ngại với mục tiêu này. Không chỉ là viện trợ nhân đạo, mà phối hợp quốc tế nhằm chấm dứt xung đột là nỗ lực cần thiết, giúp mở đường về cho người tị nạn Syria. Vấn đề sẽ được phân tích trong Gian nan đường trở về, bài trên mục Tiêu điểm & Dư luận.

Thời Nay còn nhiều tin, bài hấp dẫn khác.