Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tuyển sinh 1.000 chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ

NDO -

18 ngành Học viện tuyển sinh bao gồm: Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Quản lý kinh tế, Kinh tế phát triển, Xã hội học, Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Chính trị học, Hồ Chí Minh học, Tôn giáo học, Văn hóa học, Quan hệ quốc tế, Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật, Chính sách công, Pháp luật về quyền con người, Lãnh đạo học.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tuyển sinh 1.000 chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ

Học viện đào tạo theo hình thức đào tạo chính quy, hệ tập trung 18 tháng và hệ không tập trung 24 tháng. Thời gian tuyển sinh dự kiến vào tháng 5-2020.

DANH MỤC CÁC MÔN THI DỰ THI TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NĂM 2020

STT

Môn thi

Chuyên ngành

Môn cơ bản

Môn cơ sở

Ngoại ngữ

1

Triết học

Triết học Mác - Lênin (Dành cho chuyên Triết)

Lịch sử triết học

Anh văn (Cấp độ A2 khung Châu Âu)

2

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Triết học Mác - Lênin (Dành cho chuyên Triết)

Lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học

3

Kinh tế chính trị

Triết học Mác - Lênin

Lịch sử các học thuyết kinh tế

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Triết học Mác - Lênin

Lịch sử Việt Nam

5

Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc

Triết học Mác - Lênin

Lịch sử thế giới

6

Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước

Triết học Mác - Lênin

Lý luận về Đảng và xây dựng Đảng

7

Chính trị học

Triết học Mác - Lênin

Lịch sử tư tưởng chính trị

8

Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật

Triết học Mác - Lênin

Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

9

Văn hóa học

Triết học Mác - Lênin

Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng

10

Hồ Chí Minh học

Triết học Mác - Lênin

Tư tưởng Hồ Chí Minh

11

Xã hội học

Triết học Mác - Lênin

Xã hội học đại cương

12

Chính sách công

Triết học Mác - Lênin

Chính sách công

13

Lãnh đạo học

Triết học Mác - Lênin

Những vấn đề cơ bản về lãnh đạo

14

Pháp luật về Quyền con người

Triết học Mác - Lênin

Luật Hiến pháp Việt Nam

15

Tôn giáo học

Triết học Mác - Lênin

Chủ nghĩa Mác - Lênin và chính sách của Đảng ta về Tôn giáo

16

Quản lý kinh tế

Kinh tế học

Khoa học quản lý

17

Kinh tế phát triển

Kinh tế học

Kinh tế phát triển

18

Quan hệ quốc tế

Lịch sử Quan hệ quốc tế

Chính sách đối ngoại Việt Nam

Thí sinh sẽ dự thi 3 môn cơ sở, cơ bản và ngoại ngữ.

Thí sinh sẽ dự thi 3 môn cơ sở, cơ bản và ngoại ngữ. Những người có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng sẽ được miễn thi môn ngoại ngữ.

Ngoài ra, những người có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD-ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao được ủy ban bằng cấp kỹ sư cộng nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng; đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài hay có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tối thiểu từ bậc 3/6 trở lên…, cũng sẽ được miễn thi môn ngoại ngữ.

Người dự thi phải đáp ứng điều kiện là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cử đi học. Các trường hợp khác do Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh quyết định. Thí sinh phải tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi.

Người có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành gần, chuyên ngành khác với chuyên ngành dự thi phải có chứng chỉ học bổ sung kiến thức do Học viện cấp trước khi dự thi.

Người có bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải được Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cấp giấy công nhận.

Thời gian nhận hồ sơ dự thi từ 10-1-2020 đến 10-4-2020.

Thông tin chi tiết xem tại website www.hcma.vn.